Bệnh giang mai giai đoạn cuối: Triệu chứng & cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai giai đoạn cuối gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể, phủ tạng như tim, hệ thần kinh, não, xương khớp…Bệnh ở giai đoạn này cần sớm được thăm khám, điều trị để bảo toàn tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, triệu chứng nhận biết, cách chữa hiệu quả hiện nay. 

Bệnh giang mai giai đoạn cuối là gì?

Giang mai là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm thứ hai, chỉ đứng sau HIV-AIDs, nếu kéo dài có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Giang mai phát triển qua 4 giai đoạn, giai đoạn 1, 2, giai đoạn tiềm ẩn và bệnh giang mai giai đoạn cuối.  

Bệnh giang mai giai đoạn

Bệnh giang mai giai đoạn

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh giang mai, có thể xuất hiện 10-30 năm kể từ khi bắt đầu nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Những tổn thương ở giai đoạn cuối không thể thay đổi hoặc có thể chữa lành được, đồng thời nội tạng cũng bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Do vậy, việc nhận biết triệu chứng và có cách điều trị hiệu quả lúc này là vô cùng quan trọng để bảo vệ tính mạng của chính mình.

Cách nhận biết triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối 

Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn cuối không còn là tổ chức sang thương ngoài da như ở giai đoạn 1,2 mà là những tổn thương khu trú mang tính ăn sâu, phá hủy tổ chức. Cụ thể, biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn cuối bao gồm.

1. Triệu chứng bệnh giang mai củ 

Đây là những tổn thương giang mai khu trú trong cấu trúc da, trong niêm mạc da, xương khớp, cơ bắp, mắt, gan, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết. Đặc điểm của giang mai củ bao gồm: 

  • Củ giang mai xuất hiện từ ít đến nhiều, màu đỏ hồng, nổi thành từng khối có hình tròn, kích thước tầm 1cm trở lên. 
  • Bề mặt củ giang mai trơn láng hoặc có màu thâm nâu dạng viêm nhiễm, đôi khi còn có hình dạng giống vẩy nến. 
  • Củ giang mai thường phát triển ở một khu vực nhất định như lưng, tay, chân, ngực hay bất cứ vị trí nào khác. 
giang mai củ 

giang mai củ

2. Gôm giang mai giai đoạn cuối 

Bệnh giang mai giai đoạn cuối ở dạng này là một khối tròn cứng, có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh. Đặc điểm gôm giang mai bao gồm: 

  • Theo thời gian, gôm giang mai mềm dần và bắt đầu ăn sâu vào niêm mạc da đến mức dính kết vào da. 
  • Khi đã chín muồi, gôm giang mai vỡ ra, chảy máu và mủ ra ngoài, tạo thành các vết loét. 
  • Đến khi đáy gôm giang mai sạch mủ, tại vị trí nổi gôm sẽ để lại sẹo và bắt đầu co kéo các vùng da xung quanh. 
  • Thông thường, gôm giang mai sẽ trổ rộng ở mặt, da đầu, má, môi, lưỡi, vòm miệng, đùi, mông, vùng sinh dục, cẳng chân của người bệnh. 
Gôm giang mai

Gôm giang mai

3. Giang mai tim mạch 

Giang mai không được điều trị, khoảng 10% bệnh nhân sẽ xuất hiện tổn thương giang mai tim mạch. Bước vào thời điểm này chứng tỏ người bệnh đã nhiễm xoắn khuẩn giang mai đã rất lâu, ít nhất là 10 năm, thậm chí có trường hợp lên đến 40 năm. 

  • Tổn thương giang mai tim mạch phổ biến nhất là viêm động mạch chủ. Khi bệnh chuyển nặng dẫn đến triệu chứng suy tim trái do bị hở van động mạch chủ. 
  • Tình trạng hở van tim kéo dài sẽ dẫn đến bệnh giãn động mạch mang nguy cơ vỡ mạch rất cao. 
  • Trong tình trạng này, người bệnh giang mai có thể tử vong bất kỳ lúc nào và tiên lượng này gần như chắc chắn.

4. Giang mai thần kinh

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối dạng thần kinh xuất hiện khi xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào tủy sống, tấn công nhu mô não dẫn đến viêm màng não tủy, viêm não và viêm tủy. Thể này xảy ra thường rất muộn, có thể từ 10-20 năm kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn. 

  • Xuất hiện tổn thương thần kinh trung ương như tăng phản xạ đầu gối, đau yếu cơ, trương lực cơ giảm, rối loạn chức năng niệu dục, rối loạn cảm giác sâu do tổn thương tủy cùng. 
  • Một số biểu hiện có thể gặp phải khác như rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh thần kinh hay tâm thần phân liệt.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối có chữa được không? 

Theo cảnh báo của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh giang mai giai đoạn cuối cần nhanh chóng thăm khám và điều trị. Bởi bước vào giai đoạn này, tổn thương giang mai không thể chữa lành hay thay đổi được, dẫn đến hàng loạt nguy cơ biến chứng. Vậy giang mai giai đoạn cuối có chữa được không?

Thực tế, các bác sĩ vẫn có thể chữa trĩ bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, khi điều trị có thể tiến hành loại bỏ hiệu quả xoắn khuẩn giang mai. Tuy nhiên, độc tố cùng những tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây ra ở giai đoạn này rất khó để chữa lành hoàn toàn. 

Do vậy, vấn đề bệnh giang mai ở giai đoạn cuối có chữa được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế, nếu biến chứng nhẹ vẫn có thể chữa được. Nhưng nếu biến chứng nặng sẽ là không. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt dù là giai đoạn cuối. 

Cách điều trị bệnh giang mai giai đoạn cuối hiệu quả

Bệnh giang mai giai đoạn cuối vẫn điều trị chủ yếu bằng nhóm kháng sinh penicillin. Hầu hết xét nghiệm nuôi cấy cho thấy, xoắn khuẩn giang mai vô cùng nhạy cảm với penicillin và chưa từng có chủng T pallidum nào cho kết quả đề kháng với nhóm thuốc này. Cũng vì vậy mà penicillin được sử dụng điều trị tất cả các giai đoạn giang mai. 

Khác với giang mai giai đoạn trước, giang mai giai đoạn cuối sẽ cần sử dụng phác đồ kháng sinh cao hơn, được bác sĩ chỉ định cụ thể. Do đó, người bệnh giang mai tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không tự ý đổi liều thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Với những trường hợp xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch liều cao. 

Để hiệu quả điều trị giang mai giai đoạn cuối tốt nhất, người bệnh cần chú ý kiêng khem cẩn thận, kiêng quan hệ tình dục đến khi việc điều trị kết thúc, đã tái khám và được sự đồng ý của bác sĩ. 

Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh cần thông báo và chia sẻ với bạn tình về tình trạng bệnh để họ sớm xét nghiệm, điều trị bệnh song song nếu cần. Giang mai lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, do vậy việc chia sẻ thẳng thắn với bạn tình sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo và tái phát bệnh. 

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tuyệt đối không dùng đồ chung với người khác nhất là bàn chải đánh răng, bát đũa, quần áo, cốc uống nước, khăn tắm, khăn mặt…để ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng. Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh để sớm đẩy lùi bệnh. 

Tóm lại, bệnh giang mai giai đoạn cuối là diễn biến cuối cùng và nguy hiểm nhất, cơ quan nội tạng bị tổn thương vĩnh viễn và khó có thể hồi phục dù đã điều trị. Tuy vậy, việc điều trị vẫn rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính bản thân mình cũng như người thân xung quanh. Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ cơ sở y tế uy tín để sớm được hỗ trợ và tiến hành điều trị hiệu quả.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
  • Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • Giảm 30% chi phí điều trị.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/10 – 31/10

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan