Bị viêm khớp vùng chậu nữ giới cần làm thế nào để khắc phục hiệu quả?

Viêm khớp vùng chậu nữ giới hiện đang là một bệnh lý được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bởi, bệnh này có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nữ giới. Vì vậy, để giúp chị em hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp cùng chậu, hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu viêm khớp vùng chậu ở nữ giới được hiểu như thế nào?

Để biết viêm khớp vùng chậu nữ giới là gì, chị em cần biết rằng khớp cùng chậu nằm giữa hai mông. Đây là nơi tiếp giáp và nối giữa xương cụt nằm dưới cột sống lưng và xương cánh chậu. Khớp cùng chậu được ghép nối thành cấu tạo đặc biệt hình chữ C hoặc chữ L, có phạm vi cử động tương đối nhỏ.

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm, sưng đau ở khớp nối xương cụt và phần trên của xương chậu. Cơn đau do khớp cùng chậu bị viêm có thể lan sang vùng hông, thắt lưng, mông và hai chân. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai khớp cùng chậu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh và dẫn tới teo cơ.

Bệnh viêm khớp vùng chậu thường không dễ chẩn đoán vì dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của một số vấn đề về xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng. Do vậy, chị em nên tìm tới các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được thăm khám, tránh chẩn đoán sai bệnh khiến việc điều trị trở nên vô ích.

Nhận biết viêm khớp vùng chậu ở nữ giới bằng các dấu hiệu nào?

Các triệu chứng của viêm khớp vùng chậu nữ giới khá tương đồng với hầu hết các vấn đề viêm khớp ở các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào vị trí và phạm vi bị cơn đau do viêm khớp cùng chậu ảnh hưởng, ít nhiều sẽ giúp chị em nhận biết được sự hiện diện của bệnh lý này.

Các cơn đau viêm khớp cùng chậu chủ yếu tập trung ở vùng mông và thắt lưng nhưng cũng có thể lan rộng tới háng, bắp chân, thậm chí cả bàn chân. Cảm giác đau nhức sẽ càng tăng khi đứng hoặc ngồi quá lâu, mang vác vật nặng, leo cầu thang, bước dài hoặc chạy… 

Ngoài những cơn đau dai dẳng giống đau thần kinh tọa, người bị viêm khớp cùng chậu còn gặp phải một số triệu chứng như:

  • Khó khăn khi vận động 

Chuyển động của thắt lưng, hông, vùng chậu và háng bị hạn chế do tình trạng viêm nhiễm khiến khớp cùng chậu bị căng cứng. Điều này gây khó khăn cho người bệnh mỗi khi leo cầu thang, cúi thấp người, hơn nữa việc co duỗi hoặc khoanh chân hay chạy nhảy gần như khó mà thực hiện được.

  • Đỏ rát da

Vùng da quanh vị trí xương chậu có thể bị ửng đỏ kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu. Ngoài ra, người bị viêm khớp cùng chậu thường có một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, buồn nôn,… Nếu để mặc tình trạng này kéo dài sẽ khiến tinh thần người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, bất an.

Mặc dù các dấu hiệu vừa rồi rất rõ ràng, nhưng như vậy là chưa đủ để kết luận nguyên nhân là do viêm khớp vùng chậu mà không phải là các vấn đề khác liên quan đến cột sống, thắt lưng, khớp háng… Do đó, chị em vẫn cần được chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ chuyên khoa.

Đâu là nguyên nhân hình thành bệnh viêm khớp vùng chậu ở nữ giới?

Những nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp vùng chậu nữ giới hình thành có thể kể đến như sau:

  • Tiền sử bệnh xương khớp

Các đối tượng từng mắc một vấn đề về xương khớp nào đó như thoái hóa đốt sống, cột sống dính khớp… đều có nguy cơ sau này cũng bị viêm khớp cùng chậu cao hơn bình thường, cho dù điều này không phải đúng với tất cả các trường hợp. 

  • Dị tật bẩm sinh

Một số chị em phụ nữ mắc dị tật hoặc khiếm khuyết bẩm sinh như hai chân dài không bằng nhau, cong vẹo cột sống sẽ gây ra áp lực lên xương chậu, lâu ngày sẽ khiến khớp cùng chậu bị mài mòn và dẫn đến viêm nhiễm, đau nhức.

  • Mang thai hoặc hậu sản

Những chị em đang mang thai hoặc mới sinh con rất dễ gặp vấn đề trục trặc ở khớp cùng chậu do tình trạng tăng cân và biến đổi nội tiết tố, khiến cho dây chằng trở nên lỏng lẻo và sụn khớp bị khô.

  • Rủi ro phẫu thuật

Nếu chị em từng được tiến hành phẫu thuật thay khớp háng hoặc ghép xương từ cánh chậu không đúng kỹ thuật thì sau này có xu hướng mắc phải bệnh viêm đau khớp vùng chậu. 

  • Chấn thương

Nữ giới bị viêm khớp cùng chậu có thể là hệ lụy của những chấn thương ở vùng xương chậu, cột sống, xương cụt… do tai nạn hoặc tập luyện thể dục thể thao không đúng cách.

  • Thói quen xấu trong sinh hoạt

Người có công việc với đặc thù phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây căng cứng cơ và khớp vùng xương chậu. Theo thời gian, sụn và xương dưới sụn của khớp cùng chậu hoạt động kém linh hoạt dần và suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, nếu chị em thường xuyên thường xuyên phải bê vác vật nặng, lao động cường độ cao sẽ các khớp bị chèn ép, dẫn đến xảy ra vấn đề với khớp cùng chậu.

  • Nhiễm trùng

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa hoặc viêm đại tràng có khả năng lây lan sang vùng xương chậu. Và đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm khớp vùng chậu hình thành.

  • Rối loạn miễn dịch 

Thông thường, khi cơ thể bị lão hóa, chấn thương, vận động sai cách, sử dụng chất kích thích… những điều này có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc của các protein trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch tự sản sinh ra các kháng thể và chất gây viêm tấn công màng hoạt dịch và gây tổn thương sụn khớp. Nếu quá trình này xảy ra tại khớp cùng chậu cũng sẽ khiến khu vực này bị viêm nhiễm.

Khi có biểu hiện viêm khớp vùng chậu nữ giới nên đi khám ở địa chỉ nào?

Viêm khớp vùng chậu nữ giới nếu để lâu không chữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng vận động. Mặt khác, viêm khớp cùng chậu có thể lan tỏa, gây tổn thương thần kinh tọa, thậm chí dẫn đến teo cơ đùi hoặc cơ mông.

Một số ít trường hợp phụ nữ bị viêm khớp vùng chậu mãn tính có nguy cơ dẫn đến dính khớp, giảm độ đàn hồi của khung chậu trong thời kỳ mang thai và sinh sản, khiến cho thai nhi khó ra ngoài và bắt buộc phải mổ đẻ.

Theo các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), nữ giới cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và được tư vấn về cách điều trị hiệu quả.

Thời gian điều trị là bao lâu và liệu viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị của người bệnh.  

Trường hợp phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu sau sinh thường hồi phục nhanh hơn và có thể khỏi hoàn toàn. Viêm khớp vùng chậu ở đối tượng có tiền sử bệnh cột sống thường tồn tại dai dẳng. Tiên lượng điều trị viêm khớp cùng chậu do nhiễm khuẩn sẽ phụ thuộc việc phát hiện và điều trị sớm hay muộn, có kèm theo biến chứng viêm nhiễm đường sinh dục hay không.

Nguyên tắc trong điều trị viêm khớp vùng chậu là sử dụng thuốc kháng sinh cần kết hợp với vật lý trị liệu. Bởi, ngoài việc dùng thuốc đặc trị thì thói quen tập luyện, sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ người bệnh sớm ngày hồi phục.

Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh viêm khớp vùng chậu nữ giới cần nắm được để biết cách xử trí khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu chị em còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ giải đáp từ chuyên gia.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
  • Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • Giảm 30% chi phí điều trị.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/12 – 31/12

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Tác hại viêm vùng chậu liệu bạn đã thực sự hiểu rõ?
Viêm vùng chậu
Tác hại viêm vùng chậu liệu bạn đã thực sự hiểu rõ?
Chớ có nên chủ quan khi mắc viêm khớp vùng chậu sau sinh
Viêm vùng chậu
Chớ có nên chủ quan khi mắc viêm khớp vùng chậu sau sinh
Viêm vùng chậu ở nữ cùng những thông tin chị em không nên bỏ lỡ
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu ở nữ cùng những thông tin chị em không nên bỏ lỡ
TOP các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm vùng chậu cho chị em phụ nữ
Viêm vùng chậu
TOP các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm vùng chậu cho chị em phụ nữ
Tìm hiểu quy trình thăm khám viêm vùng chậu như thế nào, khám ở địa chỉ nào tốt?
Viêm vùng chậu
Tìm hiểu quy trình thăm khám viêm vùng chậu như thế nào, khám ở địa chỉ nào tốt?
Mách chị em phụ nữ cách kiểm tra viêm vùng chậu và cách khắc phục hiệu quả
Viêm vùng chậu
Mách chị em phụ nữ cách kiểm tra viêm vùng chậu và cách khắc phục hiệu quả
Viêm vùng chậu triệu chứng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu triệu chứng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Viêm vùng xương chậu cùng những thông tin bạn chớ nên bỏ qua
Viêm vùng chậu
Viêm vùng xương chậu cùng những thông tin bạn chớ nên bỏ qua
Viêm vùng chậu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]
Viêm vùng chậu khi mang thai: Những điều chị em cần biết
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu khi mang thai: Những điều chị em cần biết
Viêm vùng chậu có thai được không? Cách điều trị viêm vùng chậu hiệu quả
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có thai được không? Cách điều trị viêm vùng chậu hiệu quả
Viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Làm gì để cải thiện
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Làm gì để cải thiện