Mách chị em phụ nữ cách kiểm tra viêm vùng chậu và cách khắc phục hiệu quả

Cách kiểm tra viêm vùng chậu là gì được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi, bệnh viêm vùng chậu đang ngày càng trở nên phổ biến với ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, các chuyên gia sẽ đưa ra các biện pháp giúp bạn đọc nhận biết bệnh viêm vùng chậu thông qua bài viết sau đây.

Cách kiểm tra viêm vùng chậu bằng các triệu chứng điển hình

Đối với cách kiểm tra viêm vùng chậu tại nhà, những dấu hiệu bất thường của cơ thể dưới đây được xem là triệu chứng điển hình giúp chị em nhận biết bệnh viêm vùng chậu:

  • Triệu chứng toàn thân: Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C do nhiễm khuẩn, kèm theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, thường xuyên chán ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Các cơn đau: Khi bệnh ở mức độ nhẹ, các cơn đau thường âm ỉ tại vùng chậu, thắt lưng và bụng dưới. Nếu viêm nhiễm vùng chậu chuyển nặng, triệu chứng đau sẽ trở nên dữ dội với tần suất liên tục.
  • Khí hư bất thường: Một trong những dấu hiệu tiêu biểu cho thấy vùng chậu bị viêm là khi khí hư ra nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt và có mùi hôi. Đồng thời, khí hư có màu sắc lạ như trắng đục, vàng hoặc xanh.
  • Xuất huyết: Hiện tượng ra máu âm đạo không phải hành kinh xảy ra khi nhiễm trùng ăn sâu vào mạch máu vùng chậu, dẫn đến chảy máu. Ngoài ra, quan hệ tình dục quá thô bạo cũng có thể gây xuất huyết vùng kín.
  • Rối loạn tiểu tiện: Viêm nhiễm vùng chậu lây lan tới đường tiết niệu, gây ra các biểu hiện như tiểu rắt, tiểu mót, đau buốt khi tiểu tiện.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Khi buồng trứng bị viêm nhiễm sẽ làm xáo trộn chu kỳ rụng trứng, dẫn đến tắc máu kinh, đau bụng kinh dữ dội, trễ kinh, rong kinh,…

Kiểm soát nguy cơ viêm vùng chậu bằng xét nghiệm

Cách kiểm tra viêm vùng chậu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm nhiễm là thực hiện một số hình thức xét nghiệm vùng chậu. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương hướng điều trị với phác đồ thích hợp cho người bệnh căn cứ vào kết quả xét nghiệm.

Vậy, chị em cần tiến hành những xét nghiệm nào để biết mình có bị viêm vùng chậu hay không. Các chuyên gia sản phụ khoa đến từ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, một số phương pháp xét nghiệm cơ bản thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu có thể kể đến như sau: 

  • Xét nghiệm nước tiểu

Kiểm tra phụ khoa tổng quát xong, các bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để mang đi xét nghiệm. Trong mẫu bệnh phẩm này, bác sĩ sẽ xác định lượng vi nấm và tạp khuẩn có vượt quá ngưỡng cho phép hay không. Việc phát hiện viêm vùng chậu thông qua xét nghiệm nước tiểu sẽ kiểm tra được nguy cơ mắc bệnh là cao hay thấp dựa trên số lượng vi khuẩn và nấm.

  • Soi dịch âm đạo

Cần xét nghiệm gì để nhận biết viêm vùng chậu, theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở rộng bộ phận sinh dục nữ rồi tiến hành thu lấy mẫu dịch tiết ra từ âm đạo và mang đi xét nghiệm. 

Phương pháp soi dịch âm đạo cần được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao để tránh gặp sai sót. Nếu trong dịch âm đạo không chứa các tế bào bạch cầu thì khả năng cao là chị em phụ nữ đã mắc bệnh viêm vùng chậu. 

  • Xét nghiệm dịch tử cung

Thực hiện xét nghiệm dịch tử cung để phát hiện viêm vùng chậu có thể giúp ích cho việc xác định tác nhân gây bệnh là do loại vi khuẩn nào gây ra, chẳng hạn như lậu cầu, chlamydia,… Nếu nhận thấy trong dịch tiết tử cung có sự hiện diện của nhiều loại vi khuẩn thì tình trạng viêm nhiễm đang ở mức độ tương đối nghiêm trọng và cần được can thiệp điều trị kịp thời.

  • Nội soi ổ bụng 

Một trong những phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu được giới chuyên môn áp dụng phổ biến hiện nay là nội soi ổ bụng. 

Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa từ từ một ống mềm vào ổ bụng của nữ giới thông qua một đường rạch nhỏ trên bụng. Hình thức xét nghiệm này sẽ trợ giúp bác sĩ quan sát kỹ càng và phát hiện sớm khi có các dấu hiệu bất thường báo hiệu bệnh viêm vùng chậu

  • Sinh thiết nội mạc tử cung

Đây là lúc bác sĩ sử dụng kim để lấy một phần mô nhỏ ở lớp màng trong lòng tử cung rồi đem đi sinh thiết ở phòng thí nghiệm để phát hiện bất cứ tế bào không bình thường nào.

Hình thức xét nghiệm vùng chậu này sẽ hỗ trợ bác sĩ rà soát sự lây lan của các tác nhân gây hại ở cơ quan bị viêm nhiễm trong vùng chậu, đồng thời xác định nguy cơ phát triển bệnh trong tử cung hay không. Ngoài ra, thực hiện sinh thiết cũng giúp tìm ra căn nguyên của hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường.  

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra viêm vùng chậu

Bên cạnh cách kiểm tra viêm vùng chậu bằng xét nghiệm, chị em phụ nữ cũng cần biết một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm vùng chậu để thu được kết quả chính xác, cụ thể như sau: 

  • Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, nhất là trước khi làm xét nghiệm dịch sinh dục khoảng 1 ngày để đảm bảo độ chính xác. 
  • Chị em cũng nên bỏ đi những sản phẩm dung dịch vệ sinh vùng kín có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh vì chúng sẽ làm mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo.
  • Trước khi đi thăm khám phụ khoa, bạn nên kiêng quan hệ tình dục từ 3-5 ngày để tránh làm ảnh hưởng đến âm đạo và cổ tử cung. 
  • Nếu nữ giới đang trong kỳ hành kinh, hãy chờ đến khi sạch kinh rồi mới đi khám vùng chậu. Bởi, máu kinh có thể tác động và làm mất đi sự chính xác của kết quả xét nghiệm.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác trước khi tiến hành xét nghiệm để tránh làm sai lệch kết quả. 

Đề xuất cách điều trị khi kiểm tra phát hiện bệnh viêm vùng chậu

Sau khi đã biết về cách kiểm tra viêm vùng chậu, các chuyên gia cho biết, cách điều trị viêm vùng chậu ở từng trường hợp cụ thể là không giống nhau. Do đó, khi chị em nghi ngờ cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý này thì tốt hơn hết hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo hướng thích hợp.

Phương pháp được áp dụng phổ biến hơn cả trong điều trị viêm vùng chậu là dùng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm để khắc phục tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu cần, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng đồng thời nhiều loại kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị. Chị em cần tái khám sau khi dùng thuốc được khoảng 5-7 ngày để kiểm tra hiệu quả của thuốc.

Những đối tượng bị viêm vùng chậu nếu là thai phụ, người bệnh dương tính với HIV, đang điều trị bệnh nặng hoặc không đáp ứng với thuốc uống thì có thể sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định tiêm thuốc đường tĩnh mạch để điều trị. Trong toàn bộ quá trình chữa bệnh, nữ giới cần kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối.

Trong trường hợp người bị viêm vùng chậu kèm theo apxe, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, phẫu thuật ngoại khoa chữa viêm vùng chậu cũng được xem xét chỉ định đối với các trường hợp người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Trên đây là những thông tin về cách kiểm tra viêm vùng chậu mà các chuyên gia muốn gửi tới chị em phụ nữ đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
  • Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • Giảm 30% chi phí điều trị.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/05 – 31/05

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Tác hại viêm vùng chậu liệu bạn đã thực sự hiểu rõ?
Viêm vùng chậu
Tác hại viêm vùng chậu liệu bạn đã thực sự hiểu rõ?
Chớ có nên chủ quan khi mắc viêm khớp vùng chậu sau sinh
Viêm vùng chậu
Chớ có nên chủ quan khi mắc viêm khớp vùng chậu sau sinh
Viêm vùng chậu ở nữ cùng những thông tin chị em không nên bỏ lỡ
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu ở nữ cùng những thông tin chị em không nên bỏ lỡ
TOP các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm vùng chậu cho chị em phụ nữ
Viêm vùng chậu
TOP các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm vùng chậu cho chị em phụ nữ
Tìm hiểu quy trình thăm khám viêm vùng chậu như thế nào, khám ở địa chỉ nào tốt?
Viêm vùng chậu
Tìm hiểu quy trình thăm khám viêm vùng chậu như thế nào, khám ở địa chỉ nào tốt?
Viêm vùng chậu triệu chứng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu triệu chứng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Viêm vùng xương chậu cùng những thông tin bạn chớ nên bỏ qua
Viêm vùng chậu
Viêm vùng xương chậu cùng những thông tin bạn chớ nên bỏ qua
Viêm vùng chậu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có chữa được không? [Bác sĩ giải đáp]
Viêm vùng chậu khi mang thai: Những điều chị em cần biết
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu khi mang thai: Những điều chị em cần biết
Viêm vùng chậu có thai được không? Cách điều trị viêm vùng chậu hiệu quả
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có thai được không? Cách điều trị viêm vùng chậu hiệu quả
Viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Làm gì để cải thiện
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có gây đau lưng không? Làm gì để cải thiện
Viêm vùng chậu mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị