Nguyên nhân gây ra bệnh lậu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi mà số ca mắc bệnh lậu đang không ngừng tăng lên hàng ngày. Điều này nếu không nắm được sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh lậu là cách tốt nhất để chúng ta có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
Danh mục bài viết
5 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lậu không thể bỏ qua
Bệnh lậu là một trong những bệnh lý xã hội nguy hiểm do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Các chuyên gia đầu ngành về bệnh xã hội cho biết: Vi khuẩn lậu khi ra ngoài môi trường không khí sẽ nhanh chóng bị chết đi nhưng chúng thích nghi và tồn tại rất tốt trong môi trường ẩm ướt với mức nhiệt ổn định 36-37 độ C. Do đó, cơ quan sinh dục người như tử cung âm đạo, niệu đạo, bao quy đầu dương vật chính là môi trường sống lý tưởng để cho vi khuẩn lậu sinh sôi và phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Các nguyên nhân gây ra bệnh lậu chủ yếu là do:
- Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức là con đường ngắn nhất và nhanh nhất khiến mọi người bị mắc bệnh lậu.
Theo thống kê, có khoảng trên 20% nam giới sẽ bị mắc bệnh lậu sau 1 lần quan hệ với người bệnh và có khoảng trên 60% nữ giới mắc bệnh lậu sau khi quan hệ không an toàn 1 lần với người bệnh lậu.
Như vậy, tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh lậu luôn cao hơn nam giới, vì vậy chị em nên hết sức chú ý quan hệ tình dục an toàn, bảo vệ tốt sức khoẻ của bản thân.
Ngoài ra, nếu quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn cũng khiến chúng ta bị mắc bệnh lậu ở miệng hoặc hậu môn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần.
- Do tiếp xúc với mầm bệnh
Mặc dù vi khuẩn lậu sẽ nhanh chóng bị chết đi khi ra ngoài môi trường không khí nhưng nếu chúng ta vô tình tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh có chứa mầm bệnh lậu thông qua vết thương hở thì vi khuẩn lậu cũng sẽ nhanh chóng tấn công xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên niêm mạc da, vào trong cơ thể và gây bệnh
Mắt và hậu môn là những vị trí dễ bị vi khuẩn lậu tấn công nên mọi người cần phải hết sức chú ý.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Việc dùng chung đồ dùng cá nhân như quần lót, bàn chải đánh răng, khăn tắm có dính dịch mủ với vi khuẩn lậu cũng dễ dàng khiến chúng ta bị lây nhiễm bệnh lậu. Tuy các trường hợp này không nhiều nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
- Lây nhiễm qua máu
Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc tiếp nhận máu từ người mắc bệnh lậu cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta bị lây nhiễm bệnh lậu.
- Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ có thai nếu bị mắc bệnh lậu nhưng không được chữa trị đúng cách, khi sinh nở qua đường âm đạo sẽ lây truyền bệnh lậu cho trẻ sơ sinh do vi khuẩn luôn ẩn náu thường trực trong âm đạo sẽ tấn công sang trẻ gây bệnh lậu ở mắt và miệng khiến trẻ bị mắc bệnh lậu bẩm sinh, dễ bị viêm kết mạc dẫn đến mù lòa, sức đề kháng suy giảm, thể chất và trí tuệ kém phát triển.
Các nguyên nhân gây ra bệnh lậu hầu hết đều đến từ những con đường mà chúng ta không thể ngờ tới. Do đó, mọi người cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Một số cách phòng tránh bệnh lậu an toàn hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều mà các bác sĩ khuyên mọi người thực hiện. Bệnh lậu là một căn bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh và rất dễ dàng trong cộng đồng, bệnh rất nguy hiểm và rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, để phòng tránh những tác hại nghiêm trọng do bệnh lậu gây ra, mọi người cần phải chú ý đến nguyên nhân gây ra bệnh lậu và các vấn đề sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khi quan hệ.
- Duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, không nên thủ dâm hoặc có quan hệ ngoài luồng với người hành nghề mại dâm.
- Không nên tiêm chích ma tuý
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người có dấu hiệu mắc bệnh lậu.
- Nếu trong gia đình có người mắc bệnh lậu thì cần cách lý và kiêng cữ cẩn thận, tránh tiếp xúc với dịch bệnh của người bệnh.
- Phụ nữ nếu bị mắc bệnh lậu khi muốn có thai cần điều trị khỏi bệnh trước khi mang thai.
- Chú ý ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng và sức dẻo dai cho cơ thể, chống lại mọi bệnh tật.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc và loại bỏ các bệnh nguy hiểm ra khỏi cuộc sống.
Đâu là phương pháp chữa bệnh lậu hiệu quả hiện nay
Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lậu các bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị, trong đó phương pháp chính đối với bệnh nhân bị mắc bệnh lậu là dùng kháng sinh đồ. Tuỳ vào tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ chủ trị sẽ đưa ra liều lượng thích hợp cho người bệnh.
Thuốc kháng sinh chữa bệnh lậu có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc điều trị bệnh lậu thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh lậu ở giai đoạn đầu và đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa trong thời gian dài mới có thể trị khỏi bệnh được.
Nguyên tắc điều trị bệnh lậu bằng thuốc là:
- Điều trị sớm, kịp thời
- Điều trị đúng loại thuốc và đủ liều lượng
- Điều trị song song cho cả đối tượng lây nhiễm
- Thuốc điều trị bệnh lậu ở nữ giới thường gấp đôi liều lượng và thời gian so với nam giới.
Cách điều trị bệnh lậu bằng thuốc không biến chứng là tiêm một liều duy nhất vào bắp kết hợp với thuốc uống lây nhiễm Chlamydia Trachomatis.
Chữa trị bệnh lậu cho phụ nữ có thai hoặc trẻ sơ sinh cần phải có sự giám sát và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu chữa bệnh lậu bằng thuốc đúng liều lượng và đúng phương pháp thì sau 1-2 ngày dùng thuốc người bệnh sẽ không còn triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra mủ nữa. Mủ lậu sẽ hết dần sau 3-4 ngày dùng thuốc nên người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và không còn khó chịu.
Bệnh lậu chỉ được kết luận là đã hỏi hẳn khi xét nghiệm bệnh lậu 2 lần âm tính với song cầu khuẩn lậu hoặc không tiết dịch niệu đạo khi làm biện pháp kích thích.
Các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết: Chữa bệnh lậu bằng thuốc chỉ áp dụng được cho các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lậu giai đoạn đầu, ngăn chặn bệnh phát triển nặng chứ không hàn gắn được các tổn thương do bệnh lậu gây ra.
Do đó, đối với các trường hợp mắc bệnh lậu mãn tính thì cần phải tìm đến phương pháp chữa bệnh lậu tiên tiến hiện đại hơn.
Hiện nay, tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang điều trị bệnh lậu cho bệnh nhân bằng liệu pháp Đông tây kết hợp vật lý trị liệu.
Sau khi thăm khám, tuỳ vào tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị bệnh lậu, người bệnh sẽ được kết hợp với biện pháp vật lý trị liệu, thông qua thiết bị y tế hiện đại tạo ra dòng điện cao tần, tác động trực tiếp vào ổ bệnh tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn lậu, làm sạch dịch mủ, hàn gắn tổn thương, tăng khả năng lưu thông máu và hấp thụ thuốc, kích thích sự sản sinh các tế bào mới, rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Trong quá trình chữa bệnh lậu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bạn còn được sử dụng thuốc Đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh hồi phục. Nếu cần tư vấn thêm về nguyên nhân gây ra bệnh lậu hay các vấn đề liên quan khác, mọi người hãy gọi ngay đến số 0243.9656.999 để được các chuyên gia sẽ tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho bạn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:
- Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
- Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
- Giảm 30% chi phí điều trị.
Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/11 – 30/11
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.