Hình ảnh bệnh giang mai: Nhận biết, nguyên nhân, cách phòng ngừa

Hình ảnh bệnh giang mai cho chúng ta thấy một trong những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm nhất, có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng các chuyên gia bệnh xã hội từ phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, cách nhận biết và phòng ngừa bệnh giang mai nhé!

Các con đường dẫn tới lây nhiễm bệnh giang mai

Hình ảnh bệnh giang mai bước đầu cho ta thấy được: Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường tình dục, tiến triển phức tạp trong thời gian dài, có giai đoạn phát triển rầm rộ, có giai đoạn ủ bệnh âm thầm. Khuẩn bệnh giang mai có thể ăn sâu vào tất cả phủ tạng, đặc biệt là da, hệ thần kinh và tim mạch, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

con đường dẫn tới lây nhiễm bệnh giang mai

con đường dẫn tới lây nhiễm bệnh giang mai

Các con đường chính khiến bệnh giang mai lây lan có thể kể đến dưới đây:

  • Lây nhiễm chủ yếu do quan hệ tình dục không lành mạnh

Giang mai lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua quan hệ tình dục không an toàn, kể cả quan hệ qua đường miệng hay trực tràng. Kể từ khi bị nhiễm giang mai mà bệnh nhân không được can thiệp điều trị, trong vòng 1 năm bệnh sẽ tính lây lan mạnh nhất, càng về các giai đoạn sau thì tính truyền nhiễm càng giảm. Sau khoảng 4 năm kể từ khi mắc bệnh, giang mai thường không lây trực tiếp qua quan hệ tình dục nữa.

  • Khuẩn giang mai lây truyền qua máu

Ở giai đoạn ủ bệnh, trong máu của người bệnh đã chứa các xoắn khuẩn giang mai, vì vậy có thể lây chéo cho người khác qua đường truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

  • Xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể lây truyền sang bé

Thai phụ nhiễm giang mai có thể lây bệnh cho trẻ sau tháng thứ tư của thai kỳ thông qua đường nước ối, nhau thai hoặc khi sinh thường nếu không có sự can thiệp kịp thời từ y khoa. 

  • Các con đường lây nhiễm khác

Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua các tiếp xúc gián tiếp như ôm hôn thông thường hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn, bàn chải, dao cạo râu,… nhưng khả năng nhiễm bệnh ở các trường hợp này thường hiếm gặp hơn.

Bệnh giang mai biểu hiện qua những triệu chứng gì?

Nhận biết sớm hình ảnh bệnh giang mai là điều cần thiết để điều trị đạt kết quả khả quan. Khi mới bị lây bệnh giang mai, xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể, lúc đó người bệnh có thể sẽ không nhận thấy triệu chứng gì. Tuy nhiên, sau khoảng 3 tuần, các triệu chứng đầu tiên thường sẽ xuất hiện, cụ thể:

  • Vết trợt

Trong hầu hết các trường hợp, sẽ xuất hiện các vết trợt rất nông, bằng phẳng, có màu đỏ tươi, hình tròn hoặc hình bầu dục, không có vẩy hay mủ. Vết trợt thường không ngứa hay đau nên người bệnh dễ bỏ qua, không để ý đến, nhất là ở nữ giới hoặc khi các vết trợt nhỏ nằm kín trong các nếp da, niêm mạc sinh dục. 

  • Săng giang mai

Các nốt săng giang mai có thể xuất hiện ở quy đầu, thân dương vật, âm hộ, âm đạo, kẽ hậu môn, hầu họng, lưỡi,… đôi khi ở trán.

hình ảnh bệnh giang mai

hình ảnh bệnh giang mai

  • Sẩn giang mai

Đó là những nốt gò cao trên bề mặt da, có màu hồng đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục, rắn chắc, đôi khi mọc tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường mọc ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, bàn chân, kẽ mông, hậu môn, âm hộ.

  • Gôm giang mai

Là những khối u sùi lên trên bề mặt da, niêm mạc, thậm chí là cơ, xương. Các khối gôm ban đầu rắn chắc sau đó mềm dần và loét ra, chảy mủ đặc kèm máu nhưng không gây đau. Khi hết mủ sẽ để lại một ổ loét trong có đáy cứng và dần biến thành sẹo.

  • Củ giang mai

Đó là những khối gồ lên trên da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1cm, không gây đau. Củ giang mai thường mọc tập trung thành đám, xếp thành hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo.

Hậu quả nghiêm trọng khi nhiễm bệnh giang mai

Thông qua các hình ảnh bệnh giang mai, bạn nên đi khám ngay nếu gặp phải một trong các triệu chứng trên, tránh để dẫn đến các biến chứng đáng sợ dưới đây:

  • Rối loạn cảm giác

Sau khi bị lây nhiễm, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau nhức ở chi dưới, cũng có thể đau nhói bất chợt từ mặt xuống chân, khiến người bệnh phải bước khập khiễng, càng về giai đoạn cuối thì việc đi lại càng khó khăn hơn.

  • Viêm khớp

Bệnh nhân giang mai có thể bị viêm khớp hông, đầu gối hoặc mắt cá chân, thậm chí cả ở đốt sống lưng và tay. Các khớp bị viêm liên tục sẽ làm tổn hại đến cấu trúc xương, có thể dẫn đến thoát vị hoặc gãy xương.

  • Tổn thương nội tạng

Người nhiễm giang mai thường gặp vấn đề ở dạ dày với các biểu hiện như đau vùng bụng trên, cảm giác co thắt ở lồng ngực, buồn nôn, ói mửa khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau bụng dưới, tiêu chảy, đau trực tràng; hầu họng xuất hiện cảm giác khó nuốt, hô hấp khó khăn.

  • Tổn hại đến thần kinh và hệ mạch

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào hệ thống trung khu thần kinh, gây ra tình trạng teo dây thần kinh thị giác, tê liệt. Ngoài ra, nếu khuẩn bệnh tấn công vào hệ thống mạch máu trong cơ thể sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch, u động mạch chủ.

  • Nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai cần được hỗ trợ điều trị ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên bởi bệnh này không chỉ tổn hại đến sức khỏe người mẹ mà còn truyền nhiễm sang cho thai nhi, gây sinh non, chết lưu thai, sảy thai, thai dị tật bẩm sinh.

Làm sao để phòng ngừa mắc bệnh giang mai?

Sau khi quan sát các hình ảnh bệnh giang mai, theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, dưới đây là những cách tốt nhất để phòng bệnh giang mai: 

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh, không quan hệ với người nghi ngờ mắc bệnh giang mai.
  • Khi bị giang mai, phụ nữ không nên có con vì dễ dẫn đến một số biến chứng thai kỳ như sảy thai, sinh non, dị tật thai…
  • Luôn giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để phòng tránh bị viêm nhiễm.
  • Mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát tình hình sức khỏe và có hướng can thiệp kịp thời nếu lỡ mắc bệnh.
phòng ngừa mắc bệnh giang mai?

phòng ngừa mắc bệnh giang mai?

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân mà còn gây nguy hiểm cho cả bạn đời hoặc bạn tình. Vì vậy, nếu trước đó bạn phát sinh quan hệ tình dục không an toàn và nhận thấy có các biểu hiện giống bệnh giang mai, tốt hơn hết bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời và đúng cách.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) có cung cấp các gói thăm khám và xét nghiệm sàng lọc các bệnh lý xã hội, trong đó có bệnh giang mai nhằm giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và tư vấn hướng điều trị mang lại hiệu quả cao, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cuối cùng, hy vọng những thông tin xoay quanh hình ảnh bệnh giang mai trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn đọc nhận biết và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh giang mai, bạn cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm ngay và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hoặc lây nhiễm cho người khác. Nếu bạn còn có thắc mắc khác về bệnh xã hội vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn tận tình.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
  • Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • Giảm 30% chi phí điều trị.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/10 – 31/10

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan