Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh giang mai sẽ là yếu tố then chốt giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng và kịp thời điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Dấu hiệu bị bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn tuy nhiên có trường hợp không tiến triển theo thứ tự nhất định. Vậy dấu hiệu biểu hiện bệnh giang mai là gì, có chữa được không tất cả được giải đáp đến người bệnh ngay dưới đây.
Danh mục bài viết
Bệnh giang mai là gì?
Các dấu hiệu bệnh giang mai là một dạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Tương tự như các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, giang mai cũng có thể lây nhiễm qua 4 con đường như sau:
- Lây qua quan hệ tình dục không an toàn: Đường lây truyền chủ yếu gặp ở 90% trường hợp, bao gồm việc quan hệ không an toàn, quan hệ với gái mại dâm qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
- Do tiếp xúc với vết xước trên da, niêm mạc chứa xoắn khuẩn giang mai từ người bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và tấn công thai nhi thông qua nhau thai người mẹ.
- Lây truyền qua đường máu qua các dụng cụ tiêm chích hoặc vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng….khi dùng chung với người nhiễm bệnh.
Dấu hiệu bệnh giang mai và các giai đoạn cụ thể
Các dấu hiệu bệnh giang mai không phải khi nào cũng điển hình và rõ ràng. Bởi thực tế có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng, vô tình lây lan cho người khác. Tuy nhiên, bệnh sẽ tiến triển từ giai đoạn nhẹ sang nặng nếu không sớm được điều trị.
Những dấu hiệu bị nhiễm giang mai mà người bệnh có thể nhận biết bao gồm:
- Xuất hiện những vết loét nhỏ không đau, xuất hiện nhiều ở vùng sinh dục; dương vật – bao quy đầu (nam giới), âm hộ – âm đạo (nữ giới) hoặc xung quanh hậu môn, miệng họng.
- Phát ban đỏ, nổi mẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng bàn chân, lòng bàn tay.
- Xuất hiện các sẩn như nốt mụn cóc sinh dục ở vùng sinh dục hoặc xung quanh hậu môn hoặc các mảng trắng trong miệng.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, đau khớp, nổi hạch bẹn/ cổ.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai xuất hiện khi quan hệ với người nhiễm bệnh thường phát triển qua các giai đoạn sau đây:
Dấu hiệu ban đầu bệnh giang mai
Xuất hiện sau khoảng 10-90 ngày lây nhiễm xoắn khuẩn, biểu hiện lâm sàng bao gồm săng và hạch.
- Săng: Là các vết trợt hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ của thịt tươi, nền cứng như tờ bìa, hoàn toàn không gây cảm giác đau, ngứa và không chứa mủ. Săng là vị trí mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, có thể ở vùng sinh dục hoặc ngoài vùng sinh dục (hậu môn, miệng, lưỡi, amidan…)
- Hạch: Xuất hiện vài ngày sau khi có săng, hạch thường rắn, không hóa mủ nên không gây sưng đau, không dính vào nhau cũng như các tổ chức xung quanh nên có thể dễ dàng di chuyển.
Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường dễ bị bỏ qua do triệu chứng không quá rõ ràng, người bệnh chủ quan không để ý. Dấu hiệu có thể tự mất sau 6-8 tuần, sau đó chuyển sang giai đoạn sau.
Dấu hiệu của bệnh giang mai thời kỳ 2
Xuất hiện 6-8 tuần sau khi có găng, bao gồm giang mai II sơ phát và giang mai II tái phát.
- Giang mai II sơ phát: Xuất hiện đào ban giang mai, hạch xuất hiện toàn thân. Đào ban là dạng dát đỏ mềm mịn, bề mặt nhẵn và ranh giới rõ ràng, không có vảy. Khi ban mai mất đi sẽ để lại các dát bị tăng giảm sắc tố loang lổ, hạch sưng to và lan toàn thân.
Giang mai II tái phát: Thời kỳ bắt đầu từ tháng thứ 4 – tháng thứ 12 khi nhiễm giang mai. Sang thương giang mai lúc này là những đào ban tái phát với mức độ thương tổn nhẹ hơn kích thích lớn hơn, khu trú 1 vùng hay tạo thành hình vòng. Sẩn giang mai đa dạng về kích thước, tại vùng sinh dục và hậu môn thì to hơn bình thường, ẩm ướt, bề mặt phẳng và có chân bè rộng.
Dấu hiệu của bệnh giang mai thời kỳ 3
Dấu hiệu của người mắc bệnh giang mai trong thời kỳ này rơi vào năm thứ 3 mắc bệnh hoặc nhiều năm sau nữa. Hiện nay, trường hợp gặp dấu hiệu giang mai giai đoạn 3 đã ít gặp vì người bệnh thường đã phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn. Ở giai đoạn 3, thương tổn khu trú và mang tính phá hủy tổ chức tế bào, tấn công khắp phủ tạng, gây ra những biến chứng không thể hồi phục, thậm chí gây tử vong với người bệnh.
Những dấu hiệu của bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Những dấu hiệu bệnh giang mai cần được phát hiện và điều trị từ sớm. Bởi nếu không, khi xoắn khuẩn giang mai tấn công phủ tạng sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị tổn thương, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
- Giang mai giai đoạn cuối làm hình thành các khối u hay vết sưng nhỏ, còn gọi là u bã đậu, có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào.
- Gây ra các vấn đề về thần kinh: Viêm màng não, giảm thị giác/ mù vĩnh viễn, điếc, đau đầu, trí tuệ sa sút, mất cảm giác….
- Tăng nguy cơ nhiễm HIV: Người nhiễm giang mai có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 5 lần người bình thường, bởi các vết loét trợt giang mai gây chảy máu, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để virus HIV xâm nhập vào máu khi thực hiện giao hợp.
- Biến chứng sản khoa: Phụ nữ mang thai nhiễm giang mai có thể lây truyền cho thai nhi, làm tăng nguy cơ bị sảy thai, lưu thai hoặc trẻ tử vong sau sinh vài ngày.
Các dấu hiệu mắc bệnh giang mai có chữa khỏi được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu bệnh giang mai có chữa khỏi nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khi mà tổn thương do xoắn khuẩn giang mai chưa quá nghiêm trọng. Do đó, khuyến cáo người bệnh khi phát hiện những biểu hiện bệnh giang mai sớm hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được chỉ định điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa các dấu hiệu bệnh giang mai
Như vậy, thông qua những thông tin trên người bệnh đã biết được cách nhận biết các dấu hiệu bệnh giang mai cũng như hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh việc trang bị kiến thức để nhận biết sớm triệu chứng bệnh giang mai là như thế nào thì cũng nên tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa bệnh. Cụ thể:
- Không quan hệ tình dục ngoài luồng; cần quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khắc khi phát sinh quan hệ với các đối tượng có nguy cơ cao.
- Đối với phụ nữ mang thai, cần thường xuyên đi thăm khám, sàng lọc bệnh xã hội định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh (nếu có) và có hướng xử lý sớm nhất.
- Khi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh lậu, sùi mào gà, chlamydia…cần xét nghiệm HIV và giang mai trước & sau 3 tháng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ vừa để chủ động kiểm soát tình hình sức khỏe, vừa có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nhất.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác, nhất là khăn tắm, khăn mặt hay bàn chải đánh răng…
Trên đây là thông tin về các dấu hiệu bệnh giang mai cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV, xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công đến các phủ tạng, phá hủy tổ chức mô dẫn đến suy kiệt và tử vong. Do vậy hãy chủ động phòng ngừa bệnh và đi thăm khám khi nghi ngờ mắc bệnh để ngăn ngừa biến chứng không mong muốn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:
- Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
- Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
- Giảm 30% chi phí điều trị.
Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/11 – 30/11
Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.