Bị tiểu buốt là bị làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bị tiểu buốt là hiện tượng không hiếm gặp có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ bị đi tiểu buốt cao hơn do cấu trúc đường tiết niệu sinh dục gần hậu môn và ngắn hơn nên dễ bị tác nhân có hại tấn công. Vậy đi tiểu đau buốt là bị gì và điều trị như thế nào, bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ thông tin ngay dưới đây. 

Bị tiểu buốt là như thế nào? 

Bị tiểu buốt là tình trạng đau buốt, nóng rát vô cùng khó chịu khi tiểu tiện. Cơn đau buốt này có thể phát triển từ niệu đạo, bàng quang hay vùng đáy chậu. Ở nam giới, đáy chậu là vùng nằm giữa bìu và hậu môn. Ở nữ giới, đáy chậu chính là vùng nằm giữa hậu môn và phần đầu âm đạo. 

Đi tiểu buốt thông thường sẽ luôn kèm theo các triệu chứng bất thường khác như tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ…

Trường hợp nhiễm trùng tại bàng quang và đường tiểu thì người bệnh chỉ sốt đến 38-38,5 độ C. Nếu bị nhiễm trùng tại thận, người bệnh có thể sốt cao đến 40 độ kèm theo run và sốt rét.

Nguyên nhân bị tiểu buốt do đâu?

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân bị tiểu buốt có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó phổ biến nhất là viêm đường tiết niệu. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới và nữ giới thường gặp nhất.

Nguyên nhân bị tiểu buốt ở nữ do đâu? 

Những nguyên nhân gây đi tiểu bị buốt ở nữ giới bao gồm: 

  • Viêm đường tiết niệu

Chiều dài niệu đạo ở nữ giới rất ngắn, trung bình chỉ bằng khoảng ½ niệu đạo nam giới, hơn nữa do cấu trúc niệu đạo nằm ngay cạnh hậu môn nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. 

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu: tiểu đau buốt, cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu được rất ít, đau bụng dưới, đau khu vực lưng dưới…

  • Nấm phụ khoa

Tiểu buốt ở nữ giới có thể do bệnh viêm âm đạo do nấm candida gây ra. Triệu chứng thường gặp là ngứa rát trong và ngoài âm hộ âm đạo, khí hư vón cục như bã đậu có mùi chua, niêm mạc âm đạo bị tổn thương dẫn đến viêm loét, tiểu buốt rát…

  • Bệnh lậu

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới trung bình từ 3-5 ngày, chị em có thể gặp phải các triệu chứng tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, âm đạo chảy mủ trắng đục/ vàng xanh, khí hư đặc như mủ có mùi hôi, sưng đỏ âm đạo, đau khi quan hệ tình dục…

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung 

Nữ giới mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung từ cấp độ 2 thường gặp hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt. Viêm nhiễm tại cổ tử cung không được điều trị, các tác nhân có hại tấn công ngược dòng vào đường tiết niệu, gây kích thích bàng quang dẫn đến các hiện tượng rối loạn tiểu tiện.

  • Dấu hiệu mãn kinh

Nữ giới khi bước vào giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen bị giảm tiết gây ra các thay đổi pH âm đạo, mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. 

  • Thói quen nhịn tiểu

Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, nhìn tiểu từ 6h trở lên có thể gây tăng nguy cơ bị tiểu buốt do vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhập gây nhiễm trùng bàng quang. 

  • Sỏi thận 

Sỏi thận là sự hình thành khối sỏi trong thận có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Sỏi thận di động và ma sát với niêm mạc đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt có máu, tiểu rắt, tiểu khó khăn…

Dùng băng vệ sinh sai cách: Chị em lười thay băng vệ sinh, sử dụng sản phẩm không phù hợp…có thể gây kích ứng, nóng rát và viêm đường tiệu niệu với triệu chứng đặc trưng là tiểu buốt. 

Nguyên nhân đi tiểu bị đau buốt ở nam giới là gì?

Các nguyên nhân bị tiểu buốt ở nam giới thường gặp bao gồm:

  • Viêm niệu đạo

Do cấu trúc niệu đạo nam giới là một ống dài, nối liền từ bàng quang ra lỗ tiểu để vận chuyển nước tiểu và tinh dịch ra ngoài. Khi bị viêm niệu đạo, nam giới sẽ thấy có mủ chảy ra từ niệu đạo. Khi niệu đạo bị viêm nhiễm, tại vị trí sưng tấy sẽ làm thu hẹp chu vi ống niệu đạo gây ra các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ, tiểu nhiều lần và khó tiểu…

  • Viêm bàng quang 

Bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn và rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Người bệnh viêm bàng quang thường có triệu chứng tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu chuyển màu đục, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

  • Viêm tuyến tiền liệt 

Bệnh lý gây ra bởi nhóm vi khuẩn gram âm đường tiêu hóa, vi khuẩn cư trú tại hệ sinh dục tiết niệu. Nếu không điều trị từ đầu, viêm tuyến tiền liệt sẽ nhanh chóng gây ra biến chứng suy giảm chức năng sinh lý cũng như làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. 

  • Sỏi tiết niệu

Bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, hình thành do sự ứ đọng muối khoáng hòa tan có trong nước tiểu. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau thắt lưng (cơn đau âm ỉ hoặc thành cơn), đi tiểu bị buốt, bí tiểu cấp tính, tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu…

  • Ung thư tuyến tiền liệt

Hình thành tế bào ác tinh trong tuyến tiền liệt, khối u phát triển ngày càng lớn chèn ép lên bàng quang và niệu đạo. Triệu chứng của bệnh bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu đau, tiểu bí, tiểu gấp tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu…

Bệnh lậu 

Nguyên nhân bị tiểu buốt ở nam giới cũng có thể do bệnh lậu gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, triệu chứng điển hình là dương vật chảy mủ đặc xanh vàng, miệng sáo sưng đỏ phù nề, viêm niệu đạo toàn bộ (tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra mủ, tiểu nhiều lần…), đau khi quan hệ…

Phải làm sao khi bị tiểu buốt?

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh bị tiểu buốt kéo dài cần đến cơ sở y tế để thăm khám chẩn đoán nguyên nhân do đâu. Các bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể, chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết quả chẩn đoán cho bệnh nhân, đồng thời chỉ định phương pháp chữa bệnh phù hợp với mỗi tình trạng cụ thể. 

Bên cạnh đó, một số biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như phòng ngừa những ảnh hưởng xấu trong quá trình điều trị mà người bệnh cần lưu ý bao gồm: 

  • Nói không với bia rượu thuốc lá, chất kích thích, nước ngọt có ga, thức ăn cay nóng dầu mỡ…vì có thể gây kích thích khiến bàng quang bị tổn thương nghiêm trọng hơn. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 8-10 ly hoặc tối thiểu 1,5-2 lít hàng ngày), hạn chế uống nhiều nước trước lúc đi ngủ ban đêm để tránh dẫn đến hiện tượng tiểu đêm mất ngủ. 
  • Kiêng quan hệ tình dục nếu đang mắc bệnh và đang trong quá trình điều trị bệnh. Nhất là mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần nói không với quan hệ để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn có hại. 
  • Không được nhịn tiểu, khi buồn tiểu phải đi ngay tránh hình thành sỏi cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả trái cây mọng nước vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. 
  • Vệ sinh cá nhân cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là trước & sau khi quan hệ. 

Như vậy, có nhiều nguyên nhân bị tiểu buốt ở nam nữ giới, nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy, hãy chủ động thăm khám chuyên khoa sớm hoặc gọi ngay hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
  • Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • Giảm 30% chi phí điều trị.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/11 – 30/11

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.