Đâu là nguyên nhân gây tiểu buốt, chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây tiểu buốt là một trong những vấn đề nhận được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Lý do là bởi tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và đời sống của người bệnh nếu không khắc phục đúng căn nguyên. Vậy tình trạng tiểu buốt do đâu mà có, làm sao để chữa trị hiệu quả là những thắc mắc sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.

Khám phá những nguyên nhân gây tiểu buốt 

Để tìm hiểu về nguyên nhân gây tiểu buốt, bạn đọc cần biết rằng, tình trạng chính là cảm giác khó chịu, đau buốt và nóng rát xuất hiện mỗi khi đi tiểu. Cơn đau do chứng tiểu buốt thường xuất phát từ niệu đạo, bàng quang hoặc vùng đáy chậu.

Đa số mọi người đều gặp phải tình trạng tiểu buốt ít nhất một lần trong đời. Sở dĩ tiểu buốt xảy ra là do một số thói quen không lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt đã tạo điều kiện cho các loại tạp khuẩn, tác nhân có hại dễ dàng tấn công và ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của các cơ quan hệ tiết niệu, cụ thể như sau: 

  • Việc vệ sinh cơ quan sinh dục sai cách hoặc kém sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Thường xuyên nhịn tiểu, không đi vệ sinh trước khi ngủ hoặc thói quen uống quá ít nước sẽ khiến cặn bẩn trong bàng quang không được đào thải hết ra ngoài, từ đó gây viêm và đau buốt khi tiểu tiện.
  • Tinh thần căng thẳng, stress liên tục hoặc sử dụng các chất kích thích, dùng nhiều rượu bia, đồ ăn cay nóng cũng ảnh hưởng tới chức năng tiểu tiện.
  • Quan hệ không dùng bao cao su, khiến hại khuẩn cư trú ở vùng kín gây bội nhiễm, tổn thương đường tiết niệu và dẫn tới hiện tượng đái buốt.
  • Uống quá nhiều thuốc kháng sinh có thể sinh ra nhiều tác dụng phụ, một trong số đó là kích thích bàng quang gây tiểu đau buốt.

Khi mắc phải chứng tiểu buốt, bạn cần hết sức thận trọng bởi đây có khả năng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

  • Viêm đường tiết niệu: Đây được coi là bệnh lý chiếm phần lớn các trường hợp tiểu buốt. Tác nhân gây bệnh là do sự xâm nhập vào các cơ quan đường tiết niệu của các loại hại khuẩn như E.coli, Proteus, lậu cầu khuẩn, tụ cầu hoại sinh,…
  • Vấn đề về thận: Thận là bộ phận quan trọng của quá trình bài tiết, do đó khi thận bị viêm nhiễm hoặc có sỏi, điều này sẽ cản trở dòng nước tiểu di chuyển xuống bàng quang, niệu quản, dẫn tới tình trạng tiểu buốt.
  • Bệnh lý tuyến tiền liệt: Nước tiểu cần đi qua tuyến tiền liệt trên đường di chuyển ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm hoặc phì đại sẽ khiến dòng tiểu khó lưu thông, cuối cùng khiến nam giới bị đau buốt khi đi tiểu.
  • Bí tiểu: Tình trạng khó tiểu tiện xuất hiện khi bàng quang căng tức do bị chèn ép bởi sỏi đường tiết niệu hoặc u tuyến tiền liệt, khiến cho người bệnh phải cố rặn mới cho ra được vài giọt nước tiểu. 
  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Niệu đạo của nữ giới ngắn và gần với âm đạo, vì vậy khi âm đạo bị viêm nhiễm, người bệnh cũng cảm thấy buốt khi nước tiểu thoát ra ngoài, cùng với các biểu hiện như khí hư tiết ra nhiều, xuất huyết bất thường, đau bụng dưới,…

Quy trình chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu buốt diễn ra như thế nào?

Nếu bạn muốn tìm ra nguyên nhân gây tiểu buốt, cách nhanh chóng và chính xác nhất là đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể, bác sĩ thường có thể đưa ra chẩn đoán về căn nguyên của hiện tượng tiểu buốt thông qua các bước kiểm tra dưới đây:

Bước 1: Tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng

Bác sĩ bắt đầu thăm khám bằng việc khai thác các dấu hiệu liên quan tới tiểu buốt bằng một số câu hỏi, chẳng hạn như:

  • Tình trạng tiểu buốt lần đầu xuất hiện là vào khi nào, có xảy ra ngay lúc bắt đầu đi tiểu không?
  • Tần suất đi vệ sinh có tăng lên không, có xảy ra tình trạng tiểu tiện nhiều lần lắt nhắt không?
  • Màu sắc của nước tiểu trông thế nào, có xuất hiện kèm theo máu hay dịch mủ bất thường hay không?
  • Triệu chứng đi kèm có bao gồm sốt cao, đau vùng bụng dưới hay không?

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng điều tra về tiền sử mắc bệnh trong quá khứ hoặc các thói quen sinh hoạt có nguy cơ gây tiểu buốt, cụ thể:

  • Đã từng gặp tình trạng tiểu buốt hay chưa, nếu có thì đã tiến hành tầm soát căn nguyên chưa?
  • Người bệnh có từng mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, suy thận, hệ miễn dịch yếu, hẹp niệu đạo hay không?
  • Bạn tình có đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục không?

Bước 2: Thăm khám trực quan

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành đánh giá dấu hiệu sinh tồn, đo nhiệt độ cơ thể, sau đó bắt đầu kiểm tra vùng ổ bụng và vùng chậu:

  • Nữ giới được thăm khám tầng sinh môn nhằm phát hiện tình trạng tổn thương, tiết dịch bất thường trong âm đạo, cổ tử cung.
  • Đối với nam giới, bác sĩ sẽ kiểm tra xem dương vật có chảy mủ, tinh hoàn bị sưng không, đồng thời đánh giá tuyến tiền liệt để phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Bước 3: Xét nghiệm

Đây là một bước quan trọng trong quy trình thăm khám, với mục đích tìm kiếm chuyên sâu và xác định chính xác tác nhân gây tiểu buốt:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, có thể tiến hành cấy máu để xác định chủng vi khuẩn nếu người bệnh bị sốt cao kéo dài.
  • Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong đường tiết niệu. 
  • Soi tươi dịch trong âm đạo hoặc niệu đạo nhằm định hướng tác nhân gây viêm là vi khuẩn, nấm hay trùng roi. 

Làm sao để điều trị tiểu buốt theo đúng nguyên nhân?

Từ những nguyên nhân gây tiểu buốt kể trên, các chuyên gia khuyến cáo, điều trị căn nguyên là phương pháp cần thiết để tình trạng đau buốt khi đi tiểu được khắc phục hiệu quả. Thông thường, phương pháp điều trị được lựa chọn phổ biến là sử dụng thuốc nội khoa theo chỉ định của bác sĩ tùy từng trường hợp tiểu buốt:

  • Viêm đường sinh dục hoặc tiết niệu: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ và ức chế tác nhân gây bệnh.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Có thể dùng thuốc cải thiện triệu chứng bệnh hoặc làm phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Cần kết hợp điều trị đặc hiệu, đồng thời thăm khám dự phòng cho cả vợ/chồng hoặc bạn tình.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, việc điều trị bằng thuốc chỉ mang lại tác dụng tức thời, bệnh vẫn có thể quay trở lại sau một thời gian ngừng thuốc. Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt hiệu quả, tùy vào loại bệnh lý mà bạn mắc phải:

  • Đối với viêm âm đạo gây triệu chứng tiểu buốt, công nghệ ánh sáng sinh học sẽ giúp đẩy lùi viêm nhiễm và kìm hãm sự sinh sôi của tác nhân gây bệnh. Phương pháp này vừa có hiệu quả điều trị cao, lại an toàn và ngăn ngừa tái phát.
  • Trường hợp tiểu buốt do mắc bệnh lậu hoặc viêm đường tiết niệu, người bệnh được chỉ định điều trị bằng hệ thống trị liệu quang dẫn CRS II, mang lại hiệu quả diệt khuẩn toàn diện, hạn chế xâm lấn nên rút ngắn thời gian hồi phục và giúp phòng ngừa bệnh quay trở lại.

Vừa rồi là tổng hợp các nguyên nhân gây tiểu buốt và cách chẩn đoán, điều trị tình trạng này mà bạn đọc cần biết. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp từ các chuyên gia, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Chương trình tri ân khách hàng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng với nhiều ưu đãi đặc biệt:

  • Miễn phí 300k chi phí khám lâm sàng.
  • Giảm 40% chi phí thực hiện thủ thuật.
  • Giảm 30% chi phí điều trị.

Áp dụng cho bệnh nhân đặt lịch trước và đến khám từ ngày 01/09 – 30/09

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.

Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Liên hệ tổng đài 02.439.656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.